Bếp gas, củi, than, điện, rơm,… đều thực hiện việc truyền nhiệt bằng lửa hay điện thông qua bếp, lò hoặc dây tóc từ đó làm chín thức ăn.
Tuy vậy, lò vi sóng lại thực hiện việc đun nóng thức ăn theo một cách khác hẳn: đun nóng từ bên trong.
Cơ chế làm chín thức ăn của lò vi sóng
Lò vi sóng sử dụng các sóng có bước sóng cực nhỏ (do vậy gọi là vi sóng) để tương tác với các phân tử nước ở bên trong thức ăn. Sóng trong lò vi sóng được phát ra giống y hệt như việc các đài phát thanh phát sóng radio. Cấu tạo bên trong của lò vi sóng đảm bảo các sóng này nếu đập vào thành của lò sẽ phản xạ ngược trở lại để tiết kiệm năng lượng (do vậy bạn không nên bật lò vi sóng khi không có bất cứ thứ gì ở bên trong đó vì việc phản xạ sóng qua lại có thể gây nổ lò).
Khi các sóng này đảo chiều và đập vào thức ăn với tần số 2.45 tỷ lần/giây, nó làm cho các phân tử nước bên trong thức ăn quay liên tục và bắt đầu nóng lên. Nhiệt lượng từ các phân tử nước này sau đó sẽ làm thức ăn được hâm nóng cho tới chín.
Tần số của sóng được phát ra trong lò vi sóng được tính toán để kích hoạt việc tạo ra năng lượng với một số lượng giới hạn các loại phân tử khác nhau (ví dụ phân tử nước), do vậy bạn không thể hâm nóng thức ăn khô với lò vi sóng được. Sóng này cũng được tính toán để có thể xuyên qua nhựa hoặc thủy tinh mà không làm các phân tử nhựa hoặc thủy tinh quay và nóng lên.
Những nhận định sai lầm.
Một nhận định sai lầm mà cảm giác của chúng ta đã đánh lừa chúng ta là việc kết luận lò vi sóng sẽ làm thức ăn chín từ bên trong ra ngoài. Trên thực tế, các phân tử nước ở bề mặt thức ăn mới là các phân tử nước tiếp xúc với sóng từ đầu tiên và do đó cũng nóng lên đầu tiên rồi mới tới các phân tử ở bên trong thức ăn.
Khi lò vi sóng bị mấy sóng là một trong những dấu hiệu điển hình báo hiệu cho người dùng biết rằng lò vi sóng cần sửa chữa hoặc thay mới. Quý khách xem thêm đầy đủ các dấu hiệu sự cố của lò vi sóng để biết phương án xử lý phù hợp nhất.